Tìm hiểu về dầu nhớt công nghiệp, phân loại và các loại thông dụng

Ngành công nghiệp ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều sản phẩm ra đời phục vụ máy móc, linh kiện. Và dầu nhớt công nghiệp chính là một trong số đó. Nó có nhiệm vụ bôi trơn cũng như giúp tăng hiệu suất vận hành cho máy móc từ đó mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu. Cùng tham khảo phần chia sẻ dưới đây của bài viết FrankC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dầu nhớt công nghiệp cũng như phân loại và các loại thông dụng trên thị trường hiện nay.

Những tính năng của dầu nhớt công nghiệp

Như chúng ta đều biết trong xã hội hiện đại thì ngày càng có nhiều máy móc công nghiệp ra đời. Để giúp cho việc vận hành chúng hiệu quả thì cần phải sử dụng dầu nhớt công nghiệp. Mục đích chính đó là giúp bôi trơn toàn bộ hệ thống máy móc cùng với thiết bị. Khi sử dụng dầu nhớt công nghiệp người tiêu dùng đảm bảo về hiệu suất vận hành cũng như về năng suất máy móc công nghiệp.

Bên trong dầu nhớt công nghiệp thì thành phần chính sẽ bao gồm dầu nền cùng với hệ phụ gia. Và ở đây hệ phụ gia có thể bao gồm chất chống oxy hóa, chống han gỉ, chống mài mòn hoặc là chống tách nhũ tương. Tùy thuộc vào từng sản phẩm công nghiệp khác nhau mà chúng ta sẽ có hệ phụ gia tương ứng khác nhau.

Phân loại dầu nhớt công nghiệp trên thị trường

1. Phân loại dựa vào chỉ số độ nhớt

Chỉ số độ nhớt ở đây chính là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với thông số kỹ thuật của dầu công nghiệp. Và người ta sẽ căn cứ vào độ nhớt của dầu nhằm chia nó thành các loại khác nhau như sau:

Thứ nhất: Dầu nhớt công nghiệp nhẹ

Đây chính là loại dầu mà chỉ số độ nhớt của nó sẽ nằm trong mức từ 5 đến 10 centistokes và trong đó thì 1 centistokes sẽ ứng với 10.6m2/ giây. Chỉ số này sẽ đạt tiêu chuẩn với nhiệt độ là 50 độ C.

Dầu nhớt này điểm rót chảy có nó là -25 độ C và công dụng chính là giúp bôi trơn máy móc. Phạm vi ứng dụng của dầu công nghiệp nhẹ đó là những loại máy móc hoạt động tốc độ cao nhưng tải thấp. Nó được sử dụng phổ biến ở những ngành công nghiệp nhẹ mà đặc biệt là kim loại và dệt may.

Thứ hai: Dầu nhớt công nghiệp trung bình

Loại dầu nhớt trung bình thì chỉ số độ nhớt của nó sẽ cao hơn so với loại dầu nhẹ. Cụ thể đạt từ 10 đến khoảng 50 centistokes nếu như được dùng ở nhiệt độ là 50 độ C.

Dầu nhớt trung bình sẽ rót chảy ở nhiệt độ -30 độ C. Vai trò của nó giúp bôi trơn máy móc đồng thời chống hen gỉ cũng như oxy hóa. Về phạm vi ứng dụng đó chính là những loại máy móc hoạt động ở tốc độ bình thường cùng tải trung bình.

Thường thì loại dầu nhớt trung bình này được dùng ở những trục chính hay các bộ phận máy có liên quan đến trục chính. Và hiện tại nó được ứng dụng phổ biến trong nhiều các ngành công nghiệp khác nhau.

Thứ ba: Dầu nhớt công nghiệp nặng

Đây là loại dầu mà chỉ số nhớt động học sẽ cao nhất trong toàn bộ 3 loại dầu. Thường ở nhiệt độ 100 độ C chỉ số độ nhớt của nó đạt trong khoảng từ 10 cho đến 30 centistokes.

Độ rót chảy thì tùy vào từng sản phẩm cũng như công dụng khác nhau mà dầu nhớt nặng sẽ có điểm rót chảy khác nhau. Nhiệm vụ chính của nó giúp bôi trơn những thiết bị chạy với tốc độ thấp cùng với máy móc. Máy móc thường và vận hành tải nặng sẽ được ứng dụng rộng rãi.

Dầu nhớt công nghiệp

Có đa dạng các loại dầu nhớt công nghiệp khác nhau

2. Phân loại dầu dựa trên hệ phụ gia

Dầu nhớt công nghiệp thì thành phần chính của nó sẽ bao gồm hệ phụ gia cùng với dầu nền. Tùy thuộc vào từng mục đích dùng khác nhau mà chúng ta sẽ có những sản phẩm khác nhau. Và nó được chia thành:

– Dầu công nghiệp chống oxy hóa do thành phần chính của loại dầu đó là dầu nền cùng hệ phụ gia chống tình trạng oxy hóa. Tác dụng chính của nó đó là bôi trơn và chống oxy hóa đối với những chi tiết máy.

– Dầu công nghiệp chống tách nhũ tương với thành phần chính đó là dầu nền cùng với hệ phụ gia chống tách nhũ tương. Nhờ khả năng chống thấm nước tốt cũng như dễ bảo quản trong điều kiện ẩm thấp nên nó được ứng dụng trong những loại máy móc công nghiệp có phát sinh hơi nước trong vận hành.

– Dầu công nghiệp chống mài mòn nó được tạo thành bởi dầu nền cùng hệ phụ gia chống lại tình trạng mài mòn. Sản phẩm được dùng phổ biến ở các ngành công nghiệp nặng. Tiêu biểu nhất đó là cắt gọt kim loại, luyện kim và nó được ứng dụng rộng rãi ở những ổ trục, bi lăn hay bánh răng…

– Dầu công nghiệp chống gỉ sắt với thành phần đó là dầu nền cùng phụ gia chống gỉ sắt. Loại dầu này tác dụng chính đó là chống hình thành gỉ sét cũng như giúp làm sạch chi tiết máy trong quá trình vận hành. Vì vậy chúng được sử dụng phổ biến ở những ngành công nghiệp hóa chất, hóa dầu hoặc luyện kim.

Dù cho được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau nhưng với dầu nhớt công nghiệp thì nó vẫn giữ chức năng chính là bôi trơn cũng như chống mài mòn cho chi tiết máy. Vì vậy dùng dầu công nghiệp luôn là giải pháp hàng đầu để hạn chế tiêu hao nhiên liệu đồng thời tiết kiệm kinh tế hiệu quả.

Danh sách các loại dầu công nghiệp thông dụng hiện nay

Có rất nhiều loại dầu công nghiệp thông dụng cần cho máy móc, động cơ

Dầu thủy lực

Dầu thủy lực là một loại chất lỏng có tác dụng truyền tải áp lực, truyền chuyển động cho hệ thống thủy lực của máy móc. Đồng thời, dầu còn giúp bôi trơn các chi tiết chuyển động, chống lại lực ma sát, làm kín bề mặt các chi tiết, giúp giảm thiểu sự rò rỉ, loại bỏ cặn bẩn cho hệ thống. Dầu thủy lực là sản phẩm dành cho các hệ thống truyền lực bằng chất lỏng của các máy công nghiệp sử dụng hệ thống Piston Xylanh, máy ép, máy cáng, các xe chuyên dùng cho xây dựng, máy công trình như xe xúc, xe đào, máy cẩu, cần trục, máy CNC, máy ép nhựa.

Dầu cắt gọt kim loại

Đây là loại chất lỏng được sử dụng trong gia công kim loại nhằm làm mát và bôi trơn tại vị trí kim loại được gia công. Bên cạnh đó, dầu còn có tác dụng làm sạch vụn kim loại trong quá trình gia công. Dầu cắt gọt kim loại có 2 loại chính là dầu cắt gọt kim loại pha nước và dầu cắt gọt kim loại không pha nước. Và hiện nay, dầu cắt gọt kim loại pha nước được sử dụng nhiều hơn cả.

Dầu máy nén khí

Đây là một loại chế phẩm công nghiệp chuyên dụng cho các loại máy nén khí dùng để bôi trơn vòng bi và lấp kín các khoảng trống trong trục máy nén giúp cho máy nén có thể nén khí ở mức tối đa mà ít bị hao hụt công suất và gây hại cho hệ thống bởi ma sát và sinh nhiệt. Dầu máy nén khí hiện nay có dầu gốc tổng hợp và dầu gốc khoáng nên tùy vào mục đích sử dụng, chúng ta sẽ có được sự lựa chọn phù hợp.

Dầu truyền nhiệt

Đây là loại dầu được sử dụng cho hệ thống truyền nhiệt trong các ngành công nghiệp như giấy, xây dựng, may mặc,… Dầu truyền nhiệt có khả năng truyền nhiệt, độ bền nhiệt và các chỉ số an toàn rất tốt. Chính vì vậy, loại dầu này được sử dụng rất phổ biến trong nhà máy sản xuất nhựa và bê tông. Bên cạnh đó, dầu còn được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày như giặt ủi công nghiệp, chế biến thực phẩm,…

Ngoài ra, còn có rất nhiều loại dầu công nghiệp khác được sử dụng rất rộng rãi như: dầu làm mát máy bơm chìm, dầu bánh răng công nghiệp, dầu Turbine khí và hơi nước,…

Dầu bánh răng công nghiệp

Đây là loại dầu được dùng để bôi trơn bánh răng trong hộp số công nghiệp hay hệ thống xích tải. Những công việc có sử dụng tới máy móc đều cần sử dụng dầu bánh răng, đặc biệt là các ngành nghề đặc trưng như sản xuất giấy, sản xuất nhựa, sản xuất thức ăn cho chăn nuôi, khai thác khoáng sản. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng loại dầu này ngày một tăng lên.

Dầu bánh răng gồm 2 thành phần chính là dầu gốc cao cấp (chiếm 80%) và hệ phụ gia chịu cực áp (chiếm 20%). Trong đó, hệ phụ gia đã được chọn lọc rất kĩ lưỡng giúp dầu có được khả năng chống ăn mòn và chống gỉ khá cap. Bên cạnh đó, độ nhớt của dầu còn giúp dầu luôn ổn định trong mọi điều kiện làm việc, dù là máy móc của bạn làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

Dầu hóa dẻo cao su

Dầu hóa dẻo cao su (Rubber Process Oils) là chất lỏng chứa các thành phần paraffinic, naphathenic và phần lớn là chất thơm aromatic… Được dùng trong công nghiệp lưu hóa cao su, làm mềm cao su bằng cách giảm thiểu sự liên kết các phân tử cấu thành.

Dầu hóa dẻo cao su là nguyên liệu chuyên sử dụng trong ngành công nghiệp cao su như: vỏ, lốp, ruột xe ôtô, xe máy, xe máy cày, công nông, xe đua, địa hình, cung cấp cho nhà máy cao su kĩ thuật như roal, phốt, ống, tay cầm, chân đế, đệm cầu cống, phà, sản xuất dây thun khoanh, đế giày thể thao, cao su y tế, cao su đồ chơi, thể thao, và cho trẻ em, gia dụng, kĩ thuật cao…

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ của FrankC tìm hiểu về dầu nhớt công nghiệp, phân loại và các loại thông dụng. Mọi nhu cầu liên quan đến việc tìm hiểu về các loại dầu nhớt công nghiệp bạn vui lòng liên hệ với FrankC theo số hotline 0988.343.896 / 0948.928.592. Chúng tôi là đơn vị chuyên sản xuất các loại dầu công nghiệp chất lượng giá tốt với dịch vụ chu đáo và tận tình nhất !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.