Dầu truyền nhiệt và những lưu ý khi sử dụng bạn cần biết

Hiện nay, dầu truyền nhiệt được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như nghiền giấy, gỗ, sản xuất xi măng, sản xuất hoá chất,…đang là một sự lựa chọn được nhiều doanh nghiệp tiêu dùng ưa chuộng với khả năng bảo vệ và duy trì hoạt động của hệ thống truyền nhiệt.

Vậy dầu truyền nhiệt là gì ? Và cần lưu ý những gì khi sử dụng ? Hãy cùng FrankC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

1. Dầu truyền nhiệt là gì ?

Dầu truyền nhiệt (Heat Transfer Oil)  hay còn có tên gọi khác là Dầu gia nhiệt, Dầu tải nhiệt, Dầu dẫn nhiệt, Dầu bảo ôn,…là loại chất lỏng được pha chế từ nguyên liệu chính là dầu gốc. Kết hợp với hệ phụ gia truyền tải nhiệt. Theo tỉ trọng 85% là dầu gốc và 15% còn lại là hệ phụ gia.

Hệ thống dầu truyền nhiệt hội tụ đầy đủ khả năng truyền nhiệt, chịu nhiệt cao, chỉ số độ nhớt tốt, điểm chớp cháy cao. Sử dụng dầu giúp cho hệ thống dầu truyền nhiệt trao đổi nhiệt đúng theo yêu cầu về nhiệt độ. Từ đảm bảo an toàn cho hệ thống dẫn truyền nhiệt.

2. Công dụng của dầu truyền nhiệt

Dầu truyền nhiệt là loại dầu công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống truyền nhiệt của các nghành công nghiệp như gia công, thực phẩm, nhà máy hóa chất, ngành sản xuất dệt, gỗ, giấy, nhựa, xi măng, nấu nhựa đường và các thiết bị tản nhiệt bằng dầu,…Ngoài ra nó còn được dùng để truyền, tải nhiệt cho một số thiết bị dân sinh như nồi nấu cháo, hệ thống sưởi nóng, sấy khô, nồi hơi,…

Những lưu ý khi sử dụng dầu truyền nhiệt

Dầu truyền nhiệt ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thị trường

Trong đó, dầu truyền nhiệt đóng vai trò

+ Kiểm soát tốt hơn độ chính xác và tính đồng nhất có thể đạt được trong quy trình làm nóng hoặc làm mát. Chính vì vậy nó còn có nhiều tên gọi khác. Cụ thể là dầu làm mát, dầu gia nhiệt, dầu bảo ôn, dầu tải nhiệt. Như vậy, truyền tải nhiệt là chức năng quan trọng nhất của loại dầu này.

+ Trong nhiều ứng dụng công nghiệp, hệ thống sưởi được cung cấp gián tiếp bằng cách luân chuyển dầu nóng thông qua bộ trao đổi nhiệt. Cơ chế này góp phần giảm điểm nóng và tăng sự an toàn của quá trình gia nhiệt. Trong các ứng dụng chữa cháy, nhiệt lượng được nhanh chóng rút ra khỏi các bộ phận tiếp xúc với dầu.

+ Dòng khí thô thường chứa một số tạp chất, chẳng hạn như nước, H2S, CO2 và một số chất hữu cơ khác trong công nghệ xử lý khí ở các nhà máy lọc dầu. Dầu truyền nhiệt giúp loại bỏ tạp chất trong hoạt động xử lý khí tự nhiên.

+ Với việc cung cấp nhiệt độ thích hợp, loại dầu này giúp chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành cacbon và các axit hữu cơ trên bề mặt kim loại. Từ đó, dầu truyền nhiệt bảo vệ hệ thống, nâng cao tuổi thọ thiết bị. Đồng thời, nó còn làm sạch bề mặt kim loại.

3. Phân loại dầu truyền nhiệt

Dầu truyền nhiệt hiện nay trên thị trường có 2 loại chính:

Dầu truyền nhiệt gốc khoáng

Dầu truyền nhiệt gốc khoáng là một loại chất lỏng được pha chế từ 85% dầu gốc parafin  cao cấp và 15% từ hệ thống phụ gia chuyên dụng cho hệ thống truyền tải nhiệt chất lượng khác. Sản phẩm có khả năng truyền nhiệt, bền nhiệt cao, chỉ số độ nhớt cao, điểm chớp cháy cao giúp cho hệ thống truyền nhiệt hoặc thiết bị trao đổi nhiệt hoạt động đúng yêu cầu về nhiệt độ cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống lò dầu truyền nhiệt, và có giá thành rẻ, nên sản lượng dầu truyền nhiệt gốc khoáng chiếm thị phần hơn 70 % trên thị trường.

Dầu truyền nhiệt gốc khoáng có nhiệt độ làm việc liên tục từ 280oC – 300oC.

Dầu truyền nhiệt tổng hợp

Dầu truyền nhiệt tổng hợp là loai dầu truyền nhiệt được sản xuất từ Alkyl benzen nhánh. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống truyền nhiệt công nghiệp, dân dụng. Nhiệt độ sử dụng thích hợp khoảng -20℃~330℃, dùng để truyền nhiệt cho các hệ thống tuần hoàn kín và hệ thống bơm tuần hoàn. Đặc biệt dầu có hệ số truyền nhiệt cao, giúp tiết kiệm nhiên liệu đốt, như các lò gia nhiệt bằng điện trở, than đá…

4. Những lưu ý khi sử dụng dầu truyền nhiệt

Việc sử dụng dầu truyền nhiệt không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như nổ lò dầu, dầu tạo cặn bùn gây tắc nghẽn hệ thống truyền nhiệt, chi phí xử lý hậu quả rất tốn kém. Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý một số điều dưới đây để hệ thống truyền nhiệt của doanh nghiệp bạn hoạt động với công suất tốt nhất và tiết kiệm cho phí bảo dưỡng.

Những lưu ý khi sử dụng dầu truyền nhiệt đó là:

  • Nên tẩy rửa và làm sạch hoàn toàn hệ thống truyền nhiệt, dù mới hay cũ trước khi đi vào hoạt động. Nếu cần thiết thì phải sử dụng hóa chất tẩy rửa có tính kiềm. Khi sử dụng các chất tẩy rửa thường được bơm với nước nóng và được bơm liên tục trong hệ thống để loại bỏ cặn bám.
  • Cần làm kín hệ thống để tránh dầu nóng tiếp xúc với không khí trong bể chứa, nếu không dầu sẽ bị oxy hóa rất nhanh. Muốn vậy thiết bị phải có thùng dầu giãn nở dư đặt ở vị trí thích hợp sao cho dầu trong thùng này có nhiệt độ thấp hơn 55 độ C.
  • Phải luôn duy trì lượng dầu qua thiết bị gia nhiệt không phụ thuộc vào chế độ vận hành của thiết bị trao đổi nhiệt. Nên thiết kế một đường ống song song với thiết bị trao đổi nhiệt để dẫn một phần dầu khi không có yêu cầu phải cho toàn bộ dầu đi qua thiết bị trao đổi nhiệt. Điều này giúp đảm bảo duy trì đầy đủ lưu lượng dầu qua thiết bị gia nhiệt.
  • Đặc biệt nên thường xuyên xét nghiệm dầu đang sử dụng để kiểm tra độ nhớt, chỉ số axit, điểm chớp cháy và hàm lượng cặn không tan có trong dầu. Nên lấy mẫu trong vòng vài ngày sau khi khởi động hệ thống và sau đó theo định kỳ 6 tháng một lần. Thông thường mức độ thay đổi các đặc tính của mẫu dầu sẽ cho biết liệu có nên tiếp tục sử dụng hay thay mới dầu truyền nhiệt.

Lời kết

Như vây, qua bài viết này FrankC hi vọng sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về dầu truyền nhiệt và những lưu ý khi sử dung. Để biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc cần tư vấn mời quý khách liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0988.343.896 / 0948.928.592 !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.