Dầu thủy lực là gì ? Cách lựa chọn dầu thủy lực phù hợp

Dầu thủy lực là gì ? Để hiểu hơn về sản phẩm này, FrankC mời các bạn tìm hiểu bài viết sau để chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin về dầu thủy lực, cách lựa chọn dầu thủy lực phù hợp với nhu cầu của bạn.

Thế nào là dầu thủy lực ?

Dầu thủy lực là loại dầu công nghiệp chuyên dụng cho các hệ thống thủy lực. Dầu thủy lực là sản phẩm được pha chế trên nền công nghệ độc đáo và độc quyền từ dầu gốc cao cấp kết hợp với hệ phụ gia đa năng có tác dụng truyền tải năng lượng và một số tính năng ưu việt thích hợp sử dụng cho các hệ thống thủy lực. Ngoài chức năng truyền tải động năng thì dầu thủy lực còn có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát giúp các thành phần khi chuyển động được trơn tru, vận hành tốt và bền bỉ hơn.

Khi lựa chọn dầu thủy lực bạn cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Điều kiện thời tiết ở nơi thiết bị được sử dụng từ đó mà bạn mua loại dầu có chỉ số nhớt phù hợp.

Bộ phận thủy lực nào trong hệ thống truyền động cần được bôi trơn bằng dầu thủy lực. Trên cơ sở xác định đó bạn chọn loại dầu thích hợp giúp bôi trơn hệ thống thủy lực, làm mát, chống ăn mòn, chống gỉ các chi tiết của máy móc để đảm bảo máy móc hoạt động chính xác và ổn định.

Hoạt động của nhiều máy móc công nghiệp được điều khiển bởi hệ thống thủy lực (hydraulic system), là hệ thống dùng nước hoặc dùng dầu thủy lực để truyền áp lực giúp máy vận hành. Ngoài tác dụng truyền áp lực và điều khiển dòng chảy thì dầu thủy lực còn giảm lực ma sát xuống thấp nhất và chống mài mòn cho các bộ phận chuyển động, đồng thời bảo vệ bề mặt kim loại không bị rỉ sét.

Dầu thuỷ lực là gì ?

Dầu thủy lực có mấy loại ?

Hiện nay trên thị trường dầu thủy lực được chia làm 3 nhóm chính đó là dầu thủy lực gốc khoáng, dầu thủy lực phân hủy sinh học, dầu thủy lực chống cháy trong đó có loại không pha nước và loại có pha nước. Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% thị phần. Hai loại dầu thủy lực còn lại, nhu cầu sử dụng ít hơn, chỉ chiếm 20% tổng lượng dầu thủy lực trên thị trường.

Chính vì nhu cầu thị trường cao nên nhiều hãng sản xuất dầu công nghiệp trên thế giới liên tục ra mắt các sản phẩm dầu thủy lực. Các ông trùm trong lĩnh vực này không tiếc đầu tư máy móc. phòng thí nghiệm, nhân lực nhằm tạo ra các sản phẩm dầu thủy lực chất lượng cao cạnh tranh với các hãng sản xuất cùng loại. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về từng loại một.

Dầu thủy lực gốc khoáng

Dầu gốc khoáng là loại dầu được sản xuất từ dầu mỏ khai thác qua quá trình chưng cất loại bỏ tạp chất, cặn bẩn. Dầu được làm sạch mang đi pha chế theo công thức riêng của từng hãng. Mỗi hãng dầu sẽ có công thức pha chế riêng, dùng phụ gia gì, hàm lượng bao nhiêu là bí mật kinh tế. Do dầu gốc nó chỉ có tác dụng bôi trơn không có khả năng chống mài mòn, làm mát, chống gỉ sét, chống oxy hóa nên buộc lòng các hãng sản xuất phải trộn dầu gốc với các loại phụ gia. Phụ gia chính là chất quyết định tính năng chống mài mòn, chống gỉ sét, làm mát máy,….cho dầu thủy lực.

Dầu gốc khoáng được chia làm ba nhóm

Nhóm 1: có độ bão hòa thấp hơn 90%, lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,03% chỉ số độ nhớt dao động từ 80 đến 120, nhiệt độ hoạt động từ 0 đến 65 độ C. Đây là loại dầu được chế biến đơn giản nhất hầu như chỉ có chưng cất, lọc bỏ cặn bẩn và thêm một ít phụ gia do đó giá bán rất rẻ.

Nhóm 2: dầu thuộc nhóm này chất lượng hơn dầu nhóm 1 vì nó có tính bão hòa cao hơn, chỉ số độ nhớt trên mức 120. Dầu này trải qua quá trình chế biến phức tạp hơn loại dầu thuộc nhóm 1 nên có khả năng chống oxy hóa cáo và dĩ nhiên giá cũng cao hơn.

Nhóm 3: loại dầu thuộc nhóm 3 cao cấp nhất vì nó được tinh chế qua nhiều khâu xử lý phức tạp trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao nên giá bán cao hơn hai loại trên.

Nhìn chung dầu lực gốc khoáng là loại dầu thủy lực lý tưởng và phù hợp với tất cả các hệ thống thủy lực bởi vì bản thân chúng là những dầu thủy lực xuất sắc. Dầu thủy lực gốc khoáng có chỉ số độ nhớt thường được sử dụng ở những nơi có nhiệt độ thấp. Tất cả dầu đều chứa phụ gia, ví dụ như chống oxide hóa, chống rỉ sét và chống mài mòn.

Nếu trong quá trình sử dụng các phụ gia trong dầu bị giảm hoặc mất đi thì những loại dầu này vẫn tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài nữa. Dầu thủy lực luôn được xử lý tốt để đảm bảo khả năng tách nước và chống tạo bọt tốt. Vì khả năng chống oxide hóa cao, những tính chất chống mài mòn, chống gỉ sét,….được duy trì trong thời gian dài hoạt động.

Dầu thủy lực phân hủy sinh học

Dầu thủy lực phân hủy sinh học cũng tương tự và được pha chế như dầu thủy lực gốc khoáng bao gồm dầu khoáng và các loại phụ gia kết hợp. Trong thành phần của nó có chứa dầu gốc tổng hợp có khả năng phân huỷ sinh học chất lượng cao và gói phụ gia thân thiện môi trường tiên tiến nhất nên bảo đảm bôi trơn rất tốt và có khả năng bảo vệ môi trường do đó cũng không làm ô nhiễm nguồn nước. Sản phẩm này phù hợp với các hệ thống thuỷ lực dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và các máy công trình.

Dầu thủy lực chống cháy

Dầu thủy lực chống cháy cũng là môt dạng dầu thủy lực có công dụng tương tự như dầu thủy lực gốc khoáng nhưng trong thành phần thay vì được thêm chất phụ gia phân hủy sinh học, loại này được thêm vào phụ gia chống cháy giúp bảo vệ hệ thống thủy lực an toàn, bảo vệ tài sản cho chủ sở hữu. Dầu thủy lực chống cháy có hai loại một là dầu thủy lực chống cháy có nước và hai là không chứa nước. Tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất hệ thống thủy lực mà bạn chọn loại dầu thủy lực chống cháy có nước hoặc không có nước.

Dầu thủy lực chống cháy có vai trò vô cùng quan trọng. Nó dùng để bôi trơn làm mát tại những vị trí có tiếp xúc tia lửa hoặc nơi nhiệt độ cao do động cơ làm việc quá công sức dẫn đến nguy cơ gây cháy nổ như hệ thống thủy lực trong lò nung sắt , thép, các nhà máy đúc khuôn…

Cách chọn dầu thủy lực

  • Một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn dầu thủy lực là độ sạch của dầu.

Dầu được tạo ra từ quá trình pha trộn dầu gốc và phụ gia, do đó để có được dầu thủy lực sạch thì dầu gốc và phụ gia phải có chất lượng tốt. Độ sạch càng cao thì hiệu năng và độ an toàn của máy càng cao. Dầu sạch giúp bảo vệ tốt van, seal, xy-lanh khỏi bị mài mòn, ăn mòn, giúp giảm thời gian ngưng máy, có thời gian sử dụng dài giúp tiết kiệm chi phí thay dầu và bảo trì. Dầu kém chất lượng có thể gây ra rất nhiều sự cố, hư hỏng cho máy móc làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống và nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến chất lượng và độ chính xác của chi tiết gia công.

Độ sạch của dầu cũng quyết định khả năng chịu tải của hệ thống thủy lực.

  • Các loại phụ gia cần có trong dầu 

Tùy vào từng ứng dụng công việc mà ta lựa chọn dầu thủy lực chứa các loại phụ gia thích hợp:phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, AW (phụ gia chống mài mòn) dùng cho các hệ thống hoạt động với áp suất thông thường, R&O (phụ gia chống rỉ sét và oxy hóa), EP(phụ gia chịu cực áp) dùng cho các hệ thống thủy lực hoạt động với áp suất cao.

Ngoài việc chứa các phụ gia AW và RO một số loại dầu sau còn có thêm phụ gia cực áp EP, phụ gia tăng chỉ số độ nhớt.

Cách Sử Dụng Dầu Thuỷ Lực

Tuân Thủ Hướng Dẫn Sử Dụng: Theo dõi hướng dẫn sử dụng cụ thể của nhà sản xuất để biết cách thêm dầu, cách kiểm tra mức dầu và các chỉ tiêu kỹ thuật khác.

Kiểm Tra Mức Dầu: Đảm bảo mức dầu trong hệ thống đủ để duy trì hoạt động mà không gây ra sự cạn kiệt dầu. Kiểm tra mức dầu thường xuyên và thêm dầu khi cần thiết.

Thực Hiện Bảo Dưỡng Định Kỳ: Thực hiện bảo dưỡng định kỳ của hệ thống thủy lực, bao gồm việc kiểm tra và thay dầu định kỳ theo lịch trình được chỉ định.

Làm Sạch Hệ Thống: Trước khi thêm dầu mới, đảm bảo hệ thống thủy lực đã được làm sạch hoàn toàn để loại bỏ bất kỳ tạp chất hoặc cặn còn lại từ dầu cũ.

Bài viết trên đây FrankC đã giải thích cho quý khách thế nào là dầu thủy lực và cách lựa chọn dầu thuỷ lực. Nếu bạn cần tư vấn về dầu thuỷ lực hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0988.343.896 / 0948.928.592 nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.